Sự kiện

The 13th international conference on Public Health among Greater Mekong Sub-Regional countries on "Enhancing transdisciplinary collaborations on Education and Research to tackle priority public health issues in the new Era" has following objectives:

  • To strengthen the relationship of Faculties of Public Health among the Southeast Asian countries and in the world;
  • To share research results in the field of Public Health as well as priority public health issues among greater Mekong Sub-Regional countries;
  • To search for feasible solutions to enhance international collaboration among Public Health Faculties in Mekong Sub-Region and a wider area of the Southeast Asian countries about training and research in Public Health.

An abstract should be in one paragraph with no more 350 words, describing the major aspects of the entire paper in a prescribed sequence that includes: 1) Introduction: The overall purpose of the study and the research problem(s) you investigated; 2) Objective(s): The outcomes that you aim to achieve by conducting research; 3) Method: The basic design of the study; 4) Results: Major findings or trends found as a result of your analysis; and, 5) Conclusions: a brief summary of your interpretations and conclusions.

Hội nghị Khoa học Cố đô là hoạt động thường niên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị là diễn đàn trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý ở tất cả các lĩnh vực khoa học, nhằm góp phần chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống người dân tại tỉnh nhà và trên phạm vi cả nước.  

Emerging infectious diseases are, more than ever, at the center of the world’s attention. Join a diverse group of colleagues from around the world as they present new knowledge and breakthroughs about how to discover, detect, understand, prevent and respond to outbreaks of emerging disease threats.

Rescheduled Date: October 3-5th, 2021

Venue: Kaohsiung Marriott Hotel (Kaohsiung, Taiwan)

Length: 2.5 days (+1 day Pre-Event Meeting)

Program: Interest Group Seminars, Summit Programming (Workshops, Oral/Poster Presentations, Symposiums, Alternative Sessions, Plenary Speakers), Welcome Reception, Banquet, Master Classes, Cultural Tours

Hoạt động tiêu biểu

ICHR publication on "Health behavior"
Health behaviors are actions individuals take that affect their health. They include actions that lead to improved...
ICHR publication on "Environmental Health"
Environmental health is the branch of public health that: focuses on the relationships between people and their...
ICHR publication on "Infectious and Tropical diseases"
Vietnam faces infectious diseases, tropical diseases related to the climate characteristics of the region. Research in...
ICHR publication on "Mental health and NCDs"
ICHR Institute has leading experts in these fields in the Central - Central Highlands region, participating in research...
ICHR publication on "Maternal & Child Health and Reproductive Health"
Maternal & Child Health and Reproductive Health is a strong research area of ICHR with the participation of many...

Sức khỏe tâm thần trong cộng đồng người Việt Nam Bằng chứng từ các nghiên cứu ở trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn tuổi lao động và người cao tuổi.

Nhiều nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cho thấy đa số mọi người đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên cũng còn nhiều người ở các lứa tuổi có các biểu hiện rối loạn tâm thần mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng. Trầm cảm, lo âu, các vấn đề về quan hệ gia đình, lạm dụng chất và tự huỷ hoại là những dạng phổ biến nhất của các rối loạn tâm lý. Nguyên nhân gây ra những tình trạng này rất phức tạp. Trong các giai đoạn khác nhau của đời sống, có nhiều yếu tố khác nhau có thể tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta. Di truyền, sức khỏe thể chất, gia đình, trường học, công việc, áp lực xã hội và môi trường…, tất cả đều đóng vai trò tác động.

 

Mặc dù thời gian gần đây, Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội đã quan tâm mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần nhưng vẫn còn tương đối ít nghiên cứu khoa học về sức khỏe tâm thần của người dân Việt Nam. Trong hội thảo này, các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại Huế và các đồng nghiệp từ các tổ chức, cơ quan y tế và giáo dục sẽ trình bày những phát hiện chính từ nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của người dân ở các nhóm tuổi khác nhau. Các nghiên cứu này đã được thực hiện trên toàn quốc và ở khu vực miền Trung. Mục đích chính của hội thảo là để thảo luận về hệ quả thực tiễn đối với gia đình, trường học, trường đại học, cơ sở  y tế  và các tổ chức xã hội.

 

Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng tại Huế phấn đấu thiết lập sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa cộng đồng và các trường đại học. Trong chương trình hội thảo này, chúng ta  sẽ  trực tiếp tìm hiểu từ những thành viên trong cộng đồng: vị thành niên, thanh niên, những bà mẹ trẻ,  người mắc bệnh hiểm nghèo và người cao tuổi. Hội thảo cũng có sự tham gia của các nhà lâm sàng và các chuyên gia khác trong lĩnh vực y tế, giáo dục, các nhà hoạch định chính sách và những  học giả. Hội thảo sẽ thảo luận về phương hướng áp dụng các kết quả nghiên cứu để tạo sự khác biệt tích cực, khả thi cho cuộc sống của người dân. Hội thảo cũng trao đổi những quan điểm quốc tế về sức khỏe tâm thần, dựa trên nghiên cứu và ủng hộ chính sách trong khu vực Đông Á và Australia.

 

Đơn vị tài trợ: Các nghiên cứu cũng như hội thảo này được tài trợ bởi Quỹ Atlantic Philanthropies Việt Nam; Chương trình học bổng Sau đại học của chính phủ Việt Nam, Chương trình học bổng Chính phủ Australia và Chương trình Học bổng Endeavour; Trường Đại học Y Dược Huế và Viện Phát kiến Y sinh học và Sức khỏe (Institute of Health and Biomedical Innovation) tại Đại học kỹ thuật công nghệ Queensland (QUT) Brisbane, Úc.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết về Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, vui lòng truy cập website http://www.iccchr-hue.org.vn/

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

NGÀY 1: 09/01/2015

Thời gian

Chương trình

8.00 – 8:15 am

Đón tiếp và đăng ký 

( Hội trường quốc tế, Tầng 3, Khoa Y tế Công Cộng, Trường ĐHYD Huế, 06 Ngô Quyền, Tp.Huế, Việt Nam)

8:15 – 8:25 am

Phát biểu chào mừng và đánh giá hoạt động nghiên cứu dựa vào cộng đồng tại Trường ĐHYD Huế

[GS.TS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường ĐHYD Huế]

8:25 - 8:40 am

Phát biểu chào mừng và đánh giá về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia trong lĩnh vực nghiên cứu

[Bà Kim Cleary, Đại sứ quán Australia, Hà Nội]

8:40 – 8:50 am

Tầm quan trọng của những bằng chứng tại Việt Nam nhằm cải thiện hiểu biết về sức khỏe tâm thần và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần

 [GS Michael Dunne và PGS.TS.Võ Văn Thắng, Trường ĐHYD Huế]

 

8:50 – 9:10 am

 

 

9.10-9.30 am

Triển vọng từ khu vực Đông Á

Tăng cường hiểu biết về sức khỏe tâm thần ở các nước châu Á

[GS. Peter Chang, Hiệp hội văn hóa sức khỏe châu Á, Đài Bắc, Đài Loan] 

Hiểu biết các nguy cơ về sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên trong một thế giới trực tuyến: Góc nhìn từ Malaysia

[PGS.Claire Choo Wan Yuen, Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia]

Phần 1: Trẻ em và vị thành niên trong các môi trường giáo dục

Chủ tọa

GS.Cao Ngọc Thành, BSCK2 Nguyễn Hữu Cát,  PGS.TS.Võ Văn Thắng

9:30 – 9:50am

 

 

 

 

9:50 – 10:15am

 

Đối với học sinh trung học, thế nào là quá tải trong học tâp? Lạm dụng dạy kèm, lớp học thêm và tự học trong mối liên quan với kết quả học tập và các vấn đề sức khỏe tâm thần tại Hà Nội, Huế và Cần Thơ.

[TS.BS Phạm Thị Thu Ba và GS. Michael Dunne]

Tiếng nói của cộng đồng: Những trải nghiệm về gánh nặng học tập trong thời gian đi học (các em học sinh)

10:15 – 10:30 am

Giải lao

 

10:30 - 10:45 am

 

 

 

 

10:45 - 11:00 am

Khi bạn vào đại học, có phải tất cả mọi thứ đều ổn? Trầm cảm, lo âu và các khó khăn về sức khỏe thể chất của sinh viên 8 trường Đại học Y Khoa.

[TS.BS. Trần Quỳnh Anh và GS. Michael Dunne]

Tiếng nói của cộng đồng: Những hỗ trợ về tư vấn và kỹ năng sinh viên cần từ các trường Đại học. (các sinh viên đại học)

11:00 – 11:15 am

 

 

11:15 - 11.30 am

 

Phương pháp học tập và nghiên cứu có mối liên hệ với tình trạng khoẻ mạnh về sức khỏe tâm thần và kết quả học tập ?

[TS.BS Nguyễn Văn Hùng ] 

Tiếng nói của cộng đồng: Chiến lược đối phó với việc học tập và ngăn ngừa trầm cảm của sinh viên (Các sinh viên đại học)

11:30 – 1:30 pm

 Nghỉ trưa

Phần 2: Bà mẹ mới sinh con

Chủ tọa

GS. Cao Ngọc Thành, BS CK2 Nguyễn Hữu Cát

1:30 – 2:00 pm

Tại sao một số bà mẹ mới sinh con hạnh phúc và số khác thì không ? Các yếu tố liên quan đến cảm xúc trầm cảm ở 450 bà mẹ mới sinh con tại Thừa Thiên Huế  [TS. Linda Muray và GS. Cao Ngọc Thành]

2:00 – 2:30 pm

Dịch vụ  sức khỏe nào cần hỗ trợ cho các bà mẹ mới sinh con ? Góc nhìn từ một cuộc khảo sát trên 600 phụ nữ tại Đà Nẵng

[Ths. Dương Thị Kim Hoa và PGS.TS. Võ Văn Thắng]

2:30 – 3:00 pm

Tiếng nói của cộng đồng: Yếu tố ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của các bà mẹ mới sinh.

( Các bà mẹ mới sinh con tỉnh Thừa Thiên Huế)

3:00 – 3:30 pm

Giải lao

Phần 3: Người trưởng thành sống với bệnh ung thư

Chủ tọa

BS Nguyễn Văn Cầu, BS CK2 Nguyễn Hữu Cát

3:30 – 4:00 pm

Phản ứng tâm lý của những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư? Góc nhìn từ phỏng vấn với bệnh nhân trong dịch vụ chăm sóc bệnh ung thư ở Đà Nẵng.

 [Ths.BS Ngô Thị Kim Yến]

4:00 – 4:30 pm

Tiếng nói của cộng đồng:  Chúng tôi trải qua điều trị và được chăm sóc liên tục như thế nào?

(Một số phụ nữ mắc  ung thư)

4:30 – 5.00 pm

Thảo luận mở rộng: Cải thiện hỗ trợ tâm lý trong chăm sóc ung thư

(thành phần tham gia thảo luận: Hội phụ nữ, các nhà ung thư học và điều dưỡng)

 

NGÀY 2: 10/1/2015

Thời gian

Chương trình

Phần 4: Người cao tuổi

Chủ toạ

BS CK2 Nguyễn Hữu Cát, PGS.TS. Võ Văn Thắng, TS. Đào Thị Minh An

8.30 – 8:50 am

Quá trình biến đổi  tư duy  và trí nhớ khi người ta già đi?  Các dấu hiệu suy giảm chức năng não bộ qua khảo sát 900 người cao tuổi ở Thành phố Huế.

[TS.BS  Đoàn Vương Diễm Khánh và ThS. BS Hồ Dũng]

8:50 – 9:10 am

Các yếu tố gia đình và xã hội có thể giúp phòng ngừa trầm cảm khi người ta già đi? Những phát hiện từ cuộc khảo sát 680 người từ 60 tuổi trở lên ở Thành phố Huế

[Ths. BS Nguyễn Hoàng Thùy Linh và TS.BS Đoàn Vương Diễm Khánh]

9.10 – 9.30 am

Bằng chứng quốc tế: Cải thiện sức khoẻ tâm thần ở người cao tuổi bằng cách luyện tập thể dục: Bằng chứng từ Malaysia

[PGS Noran Naqiah Mohd Hairi, Julius Centre, University of Malaya, Kuala Lumpur]

9:30 – 10:00 am

Tiếng nói của cộng đồng: Những dịch vụ cần thiết trợ giúp người cao tuổi ở gia đình và cộng đồng 

(người cao tuổi và người chăm sóc)

10:00 – 10:15 am

Giải lao

10:15 – 11:00 am

Tổng hợp hội thảo và toạ đàm: Phương thức ứng dụng nghiên cứu nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần?

[GS Cao Ngọc Thành, GS Michael Dunne, PGS.TS. Võ Văn Thắng,

 BS CK2 Nguyễn Hữu Cát, đại diện Sở y tế Thừa Thiên Huế, Sở y tế Đà Nẵng, hội phụ nữ và các đơn vị chăm sóc sức khỏe tâm thần]

11:00 -11:30 am

Tổng kết hội thảo

 

 

Thông tin chung

Để đăng ký:       Xin vui lòng email  tới Cô Nguyễn Thị Thu Thủy tại địa chỉ thuynguyen201@gmail.com hoặc cô Nguyễn Thị Thảo tại: thaonguyen11669@gmail.com

Địa điểm:          Tòa nhà Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền, Tp Huế, Việt Nam

Ngôn ngữ:        Hội thảo sẽ sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ chính. Nội dung sẽ được phiên dịch  sang tiếng Việt  đối với những bài trình bày tiếng Anh. Đơn vị tổ chức sẽ hỗ trợ dịch thuật song song cho đại biểu nước ngoài.

Yêu cầu thông tin: Kính mời quý nhà báo, đại diện của cộng đồng, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia y tế và các nghiên cứu viên có mong muốn  thảo luận mục tiêu và nội dung cụ thể trong hội thảo này; có thể  trao đổi với PGS Võ Văn Thắng vovanthang147@gmail.com  và TS Đoàn Vương Diễm Khánh diemkhanh1972@gmail.com (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) hoặc GS Michael Dunne m.dunne@qut.edu.au (bằng tiếng Anh)

Đơn vị tài trợ:  Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến quý cơ quan/tổ chức sau đây đã tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu, hội thảo và/hoặc chi phí đi lại:

      Chương trình học bổng Chính phủ Australia và Học bổng Endeavour, Chính phủ Australia

Tổ chức Atlantic Philanthropies Việt Nam

Chương trình học bổng sau Đại học chính phủ Việt Nam

Viện Phát kiến Y sinh học và Sức khỏe, Đại học Công Nghệ Queensland (QUT), Brisbane, Australia.

                              Khoa Y học dự phòng – Xã hội học, Trường Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia,