Sự kiện

The 13th international conference on Public Health among Greater Mekong Sub-Regional countries on "Enhancing transdisciplinary collaborations on Education and Research to tackle priority public health issues in the new Era" has following objectives:

  • To strengthen the relationship of Faculties of Public Health among the Southeast Asian countries and in the world;
  • To share research results in the field of Public Health as well as priority public health issues among greater Mekong Sub-Regional countries;
  • To search for feasible solutions to enhance international collaboration among Public Health Faculties in Mekong Sub-Region and a wider area of the Southeast Asian countries about training and research in Public Health.

An abstract should be in one paragraph with no more 350 words, describing the major aspects of the entire paper in a prescribed sequence that includes: 1) Introduction: The overall purpose of the study and the research problem(s) you investigated; 2) Objective(s): The outcomes that you aim to achieve by conducting research; 3) Method: The basic design of the study; 4) Results: Major findings or trends found as a result of your analysis; and, 5) Conclusions: a brief summary of your interpretations and conclusions.

Hội nghị Khoa học Cố đô là hoạt động thường niên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị là diễn đàn trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý ở tất cả các lĩnh vực khoa học, nhằm góp phần chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống người dân tại tỉnh nhà và trên phạm vi cả nước.  

Emerging infectious diseases are, more than ever, at the center of the world’s attention. Join a diverse group of colleagues from around the world as they present new knowledge and breakthroughs about how to discover, detect, understand, prevent and respond to outbreaks of emerging disease threats.

Rescheduled Date: October 3-5th, 2021

Venue: Kaohsiung Marriott Hotel (Kaohsiung, Taiwan)

Length: 2.5 days (+1 day Pre-Event Meeting)

Program: Interest Group Seminars, Summit Programming (Workshops, Oral/Poster Presentations, Symposiums, Alternative Sessions, Plenary Speakers), Welcome Reception, Banquet, Master Classes, Cultural Tours

Hoạt động tiêu biểu

ICHR publication on "Health behavior"
Health behaviors are actions individuals take that affect their health. They include actions that lead to improved...
ICHR publication on "Environmental Health"
Environmental health is the branch of public health that: focuses on the relationships between people and their...
ICHR publication on "Infectious and Tropical diseases"
Vietnam faces infectious diseases, tropical diseases related to the climate characteristics of the region. Research in...
ICHR publication on "Mental health and NCDs"
ICHR Institute has leading experts in these fields in the Central - Central Highlands region, participating in research...
ICHR publication on "Maternal & Child Health and Reproductive Health"
Maternal & Child Health and Reproductive Health is a strong research area of ICHR with the participation of many...

Kết quả nghiên cứu các vấn đề sức khỏe cộng đồng tại 5 tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên

Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế  là kết quả của sự hợp tác giữa trường Đại học Y Dược Huế, 5 Sở Y tế miền Trung-Tây nguyên, Việt Nam và trường Đại học Công nghệ Queensland, Australia với sự hỗ trợ tài chính, nguồn lực và kỹ thuật từ Tổ chức Atlantic Philanthropies (Mỹ) và Đại học công nghệ Queensland (Australia) trong giai đoạn đầu hoạt động từ 2014-2016. Với mục tiêu và sứ mạng là tăng cường sự kết nối ngày càng mạnh mẽ giữa trường Đại học và cộng đồng.

Trong năm 2014, Viện đã có nhiều hoạt động trong đó nổi bật là hoạt động hợp tác và hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học cho Nhà trường cũng như các tỉnh can thiệp. Tổng cộng có 11 đề tài được Viện lựa chọn để  hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật  đã hoàn tất trong năm 2014, trong đó có 6 đề tài được thực hiện bởi các giảng viên trường ĐHYD Huế và 5 đề tài thực hiện tại Sở Y tế của  5 tỉnh đối tác của Viện là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định và Đăk Lăk và Khánh Hòa.

Tổng cộng có 5 đề tài từ 5 tỉnh đối tác và 5 đề cán bộ trường Đại học Y Dược tham gia nghiệm thu

Trong 2 ngày 7 và  8 tháng 1 năm 2015, Căn cứ vào quyết định số 2505/QĐ-ĐHYD ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y – Dược Huế, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng đã thành lập hội đồng khoa học và tiến hành nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học được Viện hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật thực hiện trong năm 2014. Các đề tài được nghiệm thu lần này tập trung vào các chủ đề đang được xã hội rất quan tâm hiện nay như tai nạn thương tích ở các nhóm đặc thù như ở trẻ em và ngư dân đánh bắt xa bờ, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tình trạng biếng ăn ở trẻ em, rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ung thư, dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết, tiêm chủng vac xin Quinvaxem, vấn đề sử dụng ma túy tổng hợp. Đây là những đề tài đã được tuyển chọn thông qua các hội đồng xét duyệt đề cương của nhà trường đầu năm 2014.

Ths. Ngô Thị Kim Yến, báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng

Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao chất lượng của một số đề tài báo cáo về tính thực tiễn, ứng dụng và giá trị khoa học . Đây không chỉ là hoạt động thiết thực cung cấp các bằng chứng khoa học cho các nhà xây dựng chính sách, quản lý và lập kế hoạch tại các địa phương và ngành y tế mà còn góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các cán bộ của Nhà trường và một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam.

Một số kết quả chính từ các đề tài nghiên cứu được hỗ trợ kinh phí từ Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng năm 2014.

Tai biến mạch máu não (TBMMN) gây ra đa tàn tật bao gồm tàn tật về vận động, cảm giác, giác quan, ngôn ngữ… Phục hồi chức năng (PHCN) phải quan tâm tới tất cả các tàn tật này, giúp người bệnh có thể tự đi lại được, tự phục vụ được bản thân, độc lập tối đa trong sinh hoạt, hòa nhập được với gia đình và xã hội, tham gia vào các hoạt động xã hội.

Nhóm tác giả Lê Thị Bích Thuận và cộng sự đã khảo sát trên 328 bệnh nhân TBMMN và người  nhà:

Các loại hình trị liệu

                 Trị liệu

Loại hình

Vận động

Hoạt động

Ngôn ngữ

Tại nhà (n=95)

86 (90,5%)

27 (28,4%)

16 (16,8%)

Trung tâm (n=66)

57 (86,4%)

21 (31,8%)

12 (18,2%)

Tự tập (n=167)

119 (71,3%)

13 (7,8%)

10 (6%)

p

<0,01

<0,001

<0,01


Nghiên cứu của nhóm tác giả Đoàn Vương Diễm Khánh và CS trên 905 người từ 65 tuổi trở lên tại thành phố Huế cho thấy tỷ lệ hiện mắc Sa sút trí tuệ (SSTT) chung là 9,4%, tỷ lệ hiện mắc SSTT ở nam là 4,7%; ở nữ là 12,0%. Các yếu tố tuổi, tiền sử TBMMN, thói quen hoạt động thể lực, thói quen giải trí là những yếu tố có liên quan đến sa sút trí tuệ ở đối tượng nghiên cứu. Trong đó chỉ có 18,8% đã từng được chẩn đoán và điều trị SSTT;  Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân SSTT là rất lớn.


 

Biếng ăn có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển thể chất của trẻ hay không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Để  đi tìm câu trả lời nhóm tác giả Phạm Thị Hải và Hoàng Thị Bạch Yến và cộng sự đã thực hiện môt khảo sát về thực trạng biếng ăn và tình trạng dinh dưỡng ở 1100 trẻ em từ 1 đến 5 tuổi tại thành phố Huế cho thấy kết quả tỷ lệ biếng ăn của trẻ là 22,2%. Tỷ lệ trẻ rất nhẹ cân, nhẹ cân và thừa cân – béo phì lần lượt là 0,3%, 7,2% và 3,6%. Tỷ lệ SDD thể thấp còi (stunting) là 10,8%, trong đó có 1,3% trẻ bị thấp còi nặng.

 


Nhằm mục đích tìm hiểu những đặc điểm về hiểu biết, thái độ và việc thực hành sử dụng Ma túy tổng hợp (MTTH) cũng như kiến thức, thái độ và thực hành trong phòng tránh HIV/AIDS trong các đối tượng sử dụng MTTH. Tác giả Phạm Thị Đào và cộng sự  (Trung tâm phòng chống HIV/AIDs thành phố Đà Nẵng) đã tiến hành nghiên cứu trên 293 người tuổi từ 16 đến 49 tuổi, có sử dụng ma tuý tổng hợp tại thành phố Đà Nẵng. Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 28,9 tuổi, chỉ có 28,7- 41,2% có hiểu biết đúng về các loại ma tuý tổng hợp. Tuổi trung bình lần đầu sử dụng MTTH đối với hồng phiến, thuốc lắc là 22 tuổi và đối với hàng đá là 25 tuổi.  89,8% đối tượng nghiên cứu có sử dụng hàng đá , 77,6% có sử dụng thuốc lắc , hồng phiến 22,9% và Ketamin 21,2%. Tần suất sử dụng ma túy tổng hợp 43,5-62,4% được sử dụng một vài lần trong tháng. Đường sử dụng ma túy tổng hợp đối với hồng phiến có thể sử dụng tất cả các đường nhưng phổ biến nhất vẫn là hút (52,2%), thuốc lắc 99,5% được sử dụng bằng đường uống; 96,2% hàng đá được sử dụng bằng đường hít; 72,65 Ketamine được sử dụng bằng đường hít.


Giáo dục Y khoa đã được chứng minh là một môi trường nhiều áp lực có thể gây ra nguy cơ cao đối với các rối loạn trầm cảm, lo âu và căng thẳng cho sinh viên so với các ngành khác và cộng đồng nói chung (Dyrbye 2006; Elzubier & Elzubier, 2010; Yusoff 2009; Goebert 2009). Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Thị Liên và cộng sự trên 382 sinh viên trường ĐHYD Huế năm 2014 cho thấy chiến lược học tâp tự điều hành dựa trên cơ sở học thuyết nhận thức xã hội đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập, kỹ năng lâm sàng, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và có thể giúp làm giảm mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở sinh viên Y khoa thông qua cơ chế đối phó. 

        

SRL

(Md,95%CI)

Trầm cảm

(Md,95%CI)

Lo âu

(Md,95%CI)

Căng thẳng

(Md,95%CI)

Phương pháp đối phó đối diện với vấn đề/cảm xúc

3.623

[1.7 to

5.9]

-4.84

[-3.52 to

 - 6.17]

-2.34

[-0.86 to

 -3.82]

-2.012

[-0.628 to

-3.392]

Phương pháp đối phó né tránh vấn đề/cảm xúc

-3.76

[-2.49  to

-5.04]

6.364

[5.26 to

7.468]

7.104

[4.276 to

9.94]

7.527

[4.924 to

10.212]


Nghiên cứu về chỉ số huyết học ở 384 đối tượng là công nhân tiếp xúc trực tiếp với xăng dầu và hóa chất bảo vệ thực vật tại 2 công ty của tỉnh Thừa Thiên Huế của nhóm tác giả  Hà Văn Hoàng và cộng sự Trung tâm Y tế Dự phòng Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận được có sự biến đổi các chỉ số huyết học như: giảm số lượng hồng cầu ở nam 23,1%, nữ 25,9%; giảm số lượng bạch cầu nam 8,5 %, nữ 11,7%, tăng mono bào 6,5%, tăng lympho bào 14,6%, giảm bạch cầu đa nhân trung tính 14,0%; giảm số lượng tiểu cầu 25,8%; giảm lượng huyết sắc tố 27,9%, giảm dung tích hồng cầu 8,6%; giảm thể tích trung bình hồng cầu 22,7%.  Tỷ lệ thiếu máu nhược sắc của nhóm tiếp xúc là 27,9%. Tương quan giữa biến đổi các chỉ số huyết học với tuổi nghề và sử dụng bảo hộ lao động.


Rối loạn trầm cảm là trạng thái bệnh lý không chỉ gặp trong các bệnh tâm thần mà còn gặp trong nhiều bệnh cơ thể khác. Nó làm phức tạp thêm bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân ung thư, nghiên cứu tình hình rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ung thư là cần thiết nhằm đề xuất những giải pháp can thiệp cộng đồng hiệu quả. Chính vì vậy nhóm tác giả Ngô Thị Kim Yến Sở y tế Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện đề tài này trên 695 bệnh nhân mắc ung thư từ 18 tuổi trở lên tại thành phố Đà Nẵng. Tỷ lệ trầm cảm của bệnh nhân ung thư là  35% trong đó  trầm cảm ở mức độ nhẹ chiếm 64,2%, mức độ vừa chiếm 35,4%, mức độ nặng chiếm 0,4%. Các yếu tố có liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư là trình độ văn hóa, nơi ở, mức độ bệnh; stress và lo âu, sự hỗ trợ của nhân viên y tế, người thân.


Nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Lân và CS Trung tâm Y tế Dự phòng Tỉnh Bình Định về đặc điểm dịch tễ bệnh Sốt xuất huyết Dengue từ năm 2007 – 2014 tại tỉnh bình định cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trung bình/năm là 86,5/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,18%; số ca bệnh tăng từ tháng 5 - 6 và đạt đỉnh vào tháng 7 – 12; đã phân lập được cả 4 týp vi rút Dengue lưu hành trên địa bàn tỉnh.

 


Kết quả nghiên cứu tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em của Nguyễn Văn Hùng và Cộng sự tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk năm 2013 cho thấy Tỷ suất mắc TNTTTE chung là 7,5% (dao động từ 3,2% - 11,2%). Tỷ suất HGĐ mắc TNTT 13,9%. Năm nguyên nhân TNTTTE hàng đầu là ngã 43,6%; TNGT 23,2%; ĐVCT cắn đốt 15,9%; bỏng 6,8% và vật sắc nhọn 6,2%. Tai nạn thương tích chủ yếu xảy ra tại nhà  43,3%, trên đường đi lại 27,5%. Tỷ lệ trẻ bị TNTT được sơ cứu là 75,9%, tử vong là 0,3%.

 


Một nghiên cứu khác trên 500 ngư dân đánh bắt xa bờ trên địa bàn vùng biển của Tỉnh Quảng Bình của nhóm tác giả Đoàn Phước Thuộc và cộng sự cho thấy tỷ lệ tai nạn thương tích (TNTT) là 18% với các hình thức tổn thương chính là tổn thương phần mềm (62,2%), đuối nước (31,1%), bỏng (3,4%), chấn thương phối hợp (2,2%) và gãy xương (1,1%). Tỷ lệ ngư dân được đào tạo về kỹ năng sơ cấp cứu là 91,6%, được đào tạo về các biện pháp phòng chống TNTT là 13,6%.

 


Chương trình tiêm chủng mở rộng được coi là chìa khóa giảm tỷ lệ mắc và chết ở trẻ em đối với một số bệnh truyền nhiễm trẻ em. Vaccine phối hợp DPT-VGB-Hib (vaccine Quinvaxem) đã  được tổ chức Y tế thế giới (WHO) kiểm định là chất lượng và an toàn. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hòa,  Nguyễn Thị Nga và cộng sự cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ em từ 4-6 tháng tuổi là 49,5%; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ là 28,9%, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và không đúng lịch là 20,6%. Các lý do trẻ không được tiêm chủng đầy đủ chủ yếu là thiếu vaccine (57,3%) và trẻ ốm (52,4%).

 

 Các báo cáo nghiên cứu trong giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng theo các góp ý của Hội đồng Khoa học Viện. Thời gian tới tất cả các báo cáo sẽ được đăng tải trên website Viện trong mục xuất bản.

                                                                                                                                                                           Bản tin ICHR